Hoạt động của Thầy và trò | Ghi bảng |
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm ước và bội - GV: Nhắc lại: Khi nào thì số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0 ? - HS: Nếu có số tự nhiên q sao cho: a = b . q - GV: Ghi nếu a ![]() - HS: Đọc định nghĩa SGK. - GV: Ghi tóm tắt lên bảng. a là bội của b a ![]() b là ước của a ♦ Củng cố: 1) 6 ![]() 2) Làm ?1 SGK. - GV: Yêu cầu HS trả lời “vì sao” ở mỗi câu. * Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tìm ước và bội - GV: Ghi đề bài tập trên bảng phụ. - Hãy tìm vài số tự nhiên x sao cho x ![]() - HS: Có thể tìm x = 14; 0 ; 7; 28 .... - GV: Có thể tìm được bao nhiêu số tự nhiên như vậy ? - HS: Có vô số số. - GV: x ![]() - HS: x là bội của 7. - GV: Tập hợp tất cả các số chia hết cho 7, ta gọi là tập hợp các bội của 7. Ký hiệu: B(7). - GV: Giới thiệu dạng tổng quát tập hợp các bội của a, ký hiệu là : B(a). - GV: Cho HS tự đọc ví dụ 1. - Hỏi: Để tìm các bội của 7 ta làm thế nào ? - HS: Nêu cách tìm như SGK. - GV: Hướng dẫn cho HS cách tìm tập hợp các bội của một số như SGK. - HS: Nêu lại cách tìm các bội của một số khác 0 và đọc phần in đậm T44 - SGK. ♦ Củng cố: Làm ?2 - Làm bài 113a)T44 – SGK. - GV: Hướng dẫn HS: - Trước tiên ta tìm B(8) = {0; 8; 16...} - Vì x ![]() x ![]() - GV: Ghi đề bài trên bảng phụ. Hãy tìm các số tự nhiên x sao cho: 8 ![]() - GV: Hỏi : 8 ![]() - HS: x là ước của 8 - GV: Em hãy tìm các ước của 8 ? - HS: x = 1; 2; 4; 8 - GV: Tập hợp tất cả các ước của 8 ta gọi là tập hợp các ước của 8, ký hiệu: Ư(8). - GV: Từ đó giới thiệu tập hợp các ước của a, ký hiệu là: Ư(a). - GV: Cho HS tự đọc ví dụ 2-Sgk. - Hỏi: Để tìm các ước của 8 ta làm thế nào ? - GV: Hướng dẫn cách tìm như ví dụ 2 SGK. - Cho HS nêu cách tìm tập hợp các ước của một số. - HS: Đọc phần in đậm T44 – SGK. ♦ Củng cố: Làm?3; ?4. Làm bài 113c)T44 - SGK. |
1. Ước và bội * Định nghĩa: SGK a là bội của b a ![]() b là ước của a ?1 2. Cách tìm ước và bội a) Cách tìm các bội của một số: Tập hợp các bội của a ký hiệu: B(a). Ví dụ 1: SGK * Cách tìm các bội của một số: Sgk ?2 B(8) = {0; 8; 16 ; 24 ; 32 ; 40...} Vì x ![]() x ![]() b) Cách tìm ước của một số: Tập hợp các ước của a ký hiệu: Ư(a) Ví dụ 2: SGK Ư(8) = {1 ; 2 ; 4 ; 8} * Cách tìm các ước của một số: SGK-T44. ?3 Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12} ?4 Ư(1) = {1} B(1) = {0; 1; 2; 3; …} |
Ý kiến bạn đọc